Tẩy tế bào chết cho cơ thể bằng sản phẩm tẩy tế bào chết toàn thân có thể mang lại làn da mềm mại, mịn màng và tuyệt đẹp. Nhưng tẩy tế bào chết quá nhiều làm mọi thứ có thể trở nên tồi tệ. Trên thực tế, tẩy tế bào chết toàn thân quá nhiều có thể dẫn đến một loạt các tác dụng phụ khó chịu từ da nhạy cảm, nứt nẻ đến các mảng sần sùi và nổi mụn. Vậy, tẩy tế bào chết với tần suất như thế nào là phù hợp?
Trong khi hầu hết mọi người có thể được hưởng lợi từ việc tẩy tế bào chết 2-3 lần một tuần, nhưng có một số trường hợp bạn cần giảm nhu cầu tẩy da chết của mình xuống.
Tẩy tế bào chết cho cơ thể khi nào và như thế nào?
Đối với hầu hết mọi người, tẩy da chết toàn thân 2-3 lần mỗi tuần là đủ để giữ cho làn da của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất. Để tẩy tế bào chết đúng cách, hãy sử dụng nước ấm, điều này sẽ giúp mở các lỗ chân lông của bạn. Sau đó, nhẹ nhàng tẩy tế bào chết toàn thân theo hình vòng tròn trên da. Hãy để yên trong một khoảng thời gian gợi ý tùy sản phẩm, sau đó rửa sạch để trải nghiệm làn da mịn màng, mềm mại như em bé.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn đã tẩy quá mức là:
- Rát da do kích ứng.
- Nổi đỏ.
- Triệu chứng viêm.
- Các mảng nhám, xù xì.
- Phát ban.
- Các mảng khô và bong tróc.
Khi nào không tẩy tế bào chết cho cơ thể?
Mặc dù tẩy tế bào chết 2-3 lần một tuần là một nguyên tắc chung cần tuân thủ, nhưng đôi khi bạn cần tránh thực hiện việc này. Ví dụ, bạn không bao giờ nên sử dụng sản phẩm tẩy da chết nếu da của bạn đã bị thương hoặc bị kích ứng do:
- Cháy nắng.
- Vết rách hoặc phát ban.
- Các sản phẩm khác như thay da sinh học (chemical peel) chẳng hạn.
Tại sao bạn nên tẩy tế bào chết?
Mỗi ngày, cơ thể bạn loại bỏ khoảng 40.000 tế bào da chết và thay thế chúng bằng những tế bào mới. Và trong khi hầu hết các tế bào da chết này cuối cùng sẽ bong ra khỏi cơ thể bạn một cách tự nhiên, một lớp mỏng nằm ở trên cùng của lớp biểu bì, được gọi là lớp sừng.
Khi có sự tích tụ quá mức của các tế bào chết ở lớp sừng, da của bạn có thể xuất hiện:
- Kém tươi tắn.
- Thô ráp, xù xì.
- Xỉn màu.
Sử dụng chất tẩy tế bào chết là cách chắc chắn nhất để hỗ trợ quá trình bong tróc tự nhiên của da và loại bỏ các tế bào chết này khỏi bề mặt da của bạn. Bằng cách loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt, bạn để lộ làn da tươi trẻ hơn. Việc loại bỏ lớp tế bào chết khô cứng cũng khiến việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể hiệu quả hơn vì các dưỡng chất được hấp thu tốt hơn.
Các loại chất tẩy tế bào chết
Bạn có biết có nhiều phương pháp khác nhau để tẩy tế bào chết cho da? Chúng có thể được phân loại thành ba loại chính: hóa học, enzym và cơ học.
Hóa học
Sản phẩm tẩy da chết hóa học sử dụng thành phần axit để loại bỏ tế bào da chết bằng cách phá vỡ chúng ở cấp độ nguyên tố. Mặc dù tẩy tế bào chết hóa học có nhiều dạng nhưng một số loại phổ biến nhất là:
- Axit alpha hydroxy (còn được gọi là AHA).
- Axit lactic.
- Axit glycolic.
- Axit beta hydroxy (còn được gọi là BHA hoặc axit Salicylic).
Enzym
Mặc dù về mặt kỹ thuật đây là trường hợp con của tẩy da chết hóa học. Các chất tẩy tế bào chết bằng enzym sử dụng sức mạnh của các enzym tự nhiên để phá vỡ các protein của tế bào da chết tương tự như axit. Các enzym, hợp chất còn được gọi là protease, được tìm thấy trong các loại trái cây nhiệt đới như:
- Đu đủ
- Dứa
- Quả lê
- Kiwi
Cơ học
Không giống như axit và enzym, chất tẩy da chết cơ học, còn được gọi là chất tẩy da chết vật lý, sử dụng sức mạnh của chính đôi tay của bạn để giúp loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt cơ thể. Một số chất tẩy tế bào chết vật lý phổ biến là:
- Công cụ tẩy tế bào chết vật lý, chẳng hạn như khăn lau, găng tay, xơ mướp hoặc bàn chải chà.
- Các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý, bao gồm muối biển, đường, đá bọt hoặc bã cà phê.
Chọn chất tẩy tế bào chết phù hợp
Vì vậy, làm thế nào để bạn chọn tẩy tế bào chết toàn thân phù hợp với bạn từ vô vàng các loại tẩy tế bào chết trên thị trường? Bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi sau về loại da của bạn:
- Bạn có da dầu, da khô hay da hỗn hợp?
- Bạn có làn da nhạy cảm hoặc da dễ nổi mụn?
- Bạn có dễ bị cháy nắng không?
- Da bạn dày hay mỏng?
Da khô, nhạy cảm, dễ bị mụn trứng cá, dễ bị cháy nắng và mỏng phù hợp hơn với chất tẩy da chết hóa học nhẹ hoặc cơ học nhẹ nhàng. Da dầu hoặc da dày có thể phù hợp hơn với tẩy da chết hóa học và tẩy da chết cơ học mạnh hơn.
Một cân nhắc quan trọng khác là bạn có cần thay đổi thói quen tẩy da chết theo mùa hay không. Trong khi sự tích tụ từ kem chống nắng và mồ hôi trong thời tiết nóng bức sẽ cần tẩy da chết mạnh hơn, nhưng thời tiết lạnh lại mang đến sự nhạy cảm và làn da khô nứt nẻ sẽ cần tẩy da chết nhẹ nhàng hơn.
Sau khi đánh giá làn da và thời tiết, hãy bắt đầu thử nghiệm các sản phẩm tẩy da chết khác nhau. Đầu tiên, sử dụng một lượng nhỏ trên vùng da mỏng của phần bên trong cổ tay và quan sát các phản ứng bất lợi. Việc làm này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng chất tẩy da chết hóa học hoặc enzym.
Đây là một số sản phẩm tẩy tế bào chết bạn có thể tham khảo. Khi mua hàng hãy chú ý xem đánh giá của những người mua trước. Và bạn cũng nên nhớ câu “Tiền nào của đó” để đừng ham rẻ mà gây hại cho làn da nhé.
Dù bạn chọn loại sản phẩm tẩy da chết nào, hãy nhớ thỉnh thoảng đánh giá lại hiệu quả để giữ cho làn da của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất.
Theo Kate Somerville.